“Siết” đầu tư bất động sản ra nước ngoài: Nên hay không?
Các cơ quan quản lý muốn “siết” việc đầu tư bất động sản ra nước ngoài vì lo ngại nguy cơ rửa tiền cao. Tuy nhiên, một số ý kiến lại cho rằng, việc hạn chế này đi ngược thị trường và không cần thiết.
Mới đây, Bộ KH&ĐT lấy ý kiến về Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), trong đó có nội dung không khuyến khích đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản. Việc không khuyến khích là do lo ngại dịch chuyển tài sản hoặc để được cư trú dài hạn ở nước ngoài, tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng như thất thoát nguồn lực đất nước.
Đánh giá về nội dung này, ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng bộ phận Tư vấn & Định giá của Savills Hà Nội, cho rằng các e ngại này là có cơ sở. Đầu tư bất động sản là ngành nghề đòi hỏi vốn lớn và có mức độ rủi ro cao. Trong khi nguồn lực kinh tế xã hội của đất nước khá hạn chế, việc đầu tư ra nước ngoài sẽ làm suy giảm nguồn lực dành cho đầu tư, phát triển kinh tế xã hội trong nước.
Tuy nhiên, ở một mặt khác, ông Sơn cũng cho rằng, việc hạn chế này chưa thực sự tạo quyền tự do cho doanh nghiệp, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản.
Đẩy đường sắt ra khỏi nội đô: 'Đại gia' muốn thôn tính đất vàng
Sau đề xuất biến ga Hà Nội thành trung tâm thương mại gặp phản ứng dữ dội, ga Nha Trang cũng có doanh nghiệp muốn di dời để lấy đất. Mới đây cử tri Phú Thọ lại kiến nghị Bộ GTVT di dời đường sắt khỏi nội đô.
Đường sắt Việt Nam, với hơn 100 năm tuổi, từ chỗ là phương tiện vận chuyển hàng hóa và hành khách chính, đã tiến dần tới chỗ là phương tiện được lựa chọn sau cùng. Năm 1995, đường sắt chiếm khoảng 20% thị phần vận tải, tới hết năm 2018 con số này giảm còn chưa tới 1%, và còn tiếp tục giảm. Đường sắt Việt Nam đang ngược xu hướng. Từ thời Pháp thuộc tới nay, đường sắt Việt Nam không những không được đầu tư mở rộng thêm, mà còn bị tháo bỏ 1 số đoạn (như đoạn qua Đà Lạt, 1 số đoạn ra các cảng biển).
Hiện, ngoài đối mặt với sự cạnh tranh "khốc liệt" từ hàng không và đường bộ, đường sắt còn bị bất động sản "lăm le" chiếm cứ. Ai cũng biết: Lợi thế cuối cùng của đường sắt là các đường ray chạy xuyên tâm, các ga nằm trong lõi đô thị, tạo điều kiện cho hành khách đi lại cũng đang bị đe dọa, nguy cơ đường sắt đẩy ra ngoại ô để nhường đất cho cao ốc.
Xem thêm:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét